Quảng Bình: Hàng ngàn người đến với lễ hội chùa Hoằng Phúc
Sáng ngày 27 tháng 2 (nhằm ngày 20 tháng Giêng âm lịch) lễ hội chùa Hoằng Phúc lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút hàng ngàn người từ khắp các nơi trong và ngoài tỉnh đến tham dự và cầu an.
Ngôi chùa cổ
Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, được khánh hạ ngày 16 tháng 1 năm 2016 với diện tích khoảng chừng 10.000m 2 .
Là ngôi chùa hình thành cách đây hơn 715 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Ban đầu là am Tri Kiến, tiếp đến là chùa Kính Thiên và sau là chùa Hoằng Phúc. Ngoài ra, chùa còn có tên gọi dân gian là chùa Quan, chùa Trạm.
Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ của Việt Nam được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến ở và thuyết pháp truyền giảng giáo lý Phật giáo tại nơi đây.
Để kỷ niệm sự kiến lớn này các phật tử Trấn Hà Bắc đã nguyện phát bồ để tâm, kêu gọi các phật tử để tâmđóng góp công đức trùng tu lại chùa Hoằng Phúc.
Đặc biệt là cho chuyển thể bức tranh “ Trúc lâm đại sỹ xuất sơn chi đồ” ( do họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức thể hiện) bằng chất liệu gốm truyền thống của Việt Nam, để lưu giữu mãi về sau.
Bức tranh “Trúc lâm đại sỹ xuất sơn chi đồ” được chuyển thể bằng chất liệu gốm.
Với bề dày lịch sử, chùa Hoằng Phúc xứng đáng là ngôi chùa cổ nổi tiếng không chỉ ở Quảng Bình mà còn là cả Việt Nam.
Chính vì vậy, vào ngày 1 tháng 6 năm 2010, UBND tỉnh đã xếp hạng chùa Hoằng Phúc là di tích lịch sử cấp tỉnh. Năm 2015, chùa Hoằng Phúc đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Từng bừng lễ hội đầu tiên
Lễ hội chùa Hoằng Phúc lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi trong và ngoại tỉnh.
Với nhiều hoạt động tâm linh, văn hóa thể thao như lễ rước nước, lễ phóng sinh, lễ nhà chùa, thuyết pháp, lễ thả hoa đăng và phát lộc của nhà chùa, các trò chơi dân gian…
Hàng ngàn người đến tham dự lễ hội và dâng hương cầu an đầu năm.
Đặc biệt trong đó có lễ rước nước về tắm cho Phật diễn ra từ 8h30 đến 9h30 sáng tại bến đò Trạm xã Mỹ Thủy về chùa Hoằng Phúc, với hơn 200 người tham gia hành hương.
Lễ rước nước đã về tới chùa trước sự chứng kiến của đông đảo người dân tham dự.
Ý nghĩa của lễ rước nước theo tinh thần nhà Phật đó là nước thể hiện sự sống, mạch nguồn của mọi vật nên nước tượng trưng cho người mẹ. Tinh thần “uống nước nhớ nguồn” xuất phát trên quan điểm đó, để hướng mọi người luôn phải nhớ cội gốc của chính mình.
Tiếp nữa, nước chính là tên gọi của quê hương, của đất nước, của dân tộc. Nó nói lên tinh thần phải luôn tôn trọng yêu mến quê hương đất nước của mình. Có như thế thì xã hội mới phát triển, đất nước mới phồn vinh, dân tộc mới kiên cường.
Lễ phóng sinh được diễn ra ngay sau đó tại chùa với hàng trăm con chim bồ câu và cá được thả ra. Mong cầu một năm mới quốc thái dân an, cuộc sống no đủ, tích nhiều công đức.
Phóng sinh tích nhiều công đức.
Lễ hội chùa Hoằng Phúc là lễ hội lần đầu tiên được tổ chức, mang một ý nghĩa to lớn cho sự khởi đầu để tạo tiền lệ cho sự hình thành lễ hội thường niên sau này, dần dần định hình một loại hình lễ hội mới cho huyện Lệ Thủy nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung. Lễ hội sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch văn hóa tâm linh và điểm đến hấp dẫn của du khách.
Nguồn Pháp Luật Plus
Bình luận bài viết