Trong lịch sử Đại Việt xưa, ngoài lịch sử ngàn năm chống quân xâm lược phương Bắc còn tồn ta giai đoạn “nội chiến” chia cắt đất nước gần 2 thế kỷ. Đó chính là giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh bắt đầu từ năm 1600, khi từ Bắc trở về Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã quyết tâm xây dựng một thế lực độc lập, và các đời chúa Nguyễn tiếp sau ở thế đối đầu với thế lực vua Lê – chúa Trịnh, cho đến tháng 12 năm 1774, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân. Và rồi, dòng sông Gianh mang trong mình một bề dày lịch sử dân tộc khi trở thành ranh giới tự nhiên phân chia Đàng Trong và Đàng Ngoài trong suốt cuộc chiến phân chia quyền lực.

Sông Gianh ở đâu ?

Sông Gianh thuộc địa phận của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, miền trung Việt Nam. Đây là con sông lớn nhất của Quảng Bình. Con sông bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn.

Đầu nguồn sông Gianh

Dòng Gianh chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch. Cuối cùng sông đổ ra Biển Đông ở Cửa Gianh. Cửa sông có cảng biển là cảng Gianh.

Cùng với Đèo Ngang, dòng sông này là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Dòng sông trong lịch sử còn được gọi với cái tên là Đại Linh Giang, tức dòng sông linh thiêng.

Sông Gianh có chiều dài 152 km, cắt qua quốc lộ 1A ở tây bắc Cửa Gianh 5 km, có lòng sông sâu, lượng nước chảy mạnh. Dòng chảy lúc hiền hòa, khi khó tính đã che chở cho biết bao thân phận con người trong triền miên đau thương của những cuộc chiến thù trong, giặc ngoài. Lòng sông có 5 cồn và đảo nhỏ trên sông. Trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km, rộng nhất khoảng 0,8 km. Sông nằm ở vĩ tuyến 17°45′25″B 106°25′10″Đ.

Khám phá vẻ đẹp dòng Gianh

Nhắc đến Quảng Bình người ta không thể không nhắc đến dòng sông Gianh là biểu trưng địa lý của vùng đất này. Con Sông Gianh đã đi vào lịch sử dân tộc bao đời và chứa đựng trong mình bao sự tích, huyền thoại.

Sông Gianh là con sông lớn nhất trong năm con sông của tỉnh Quảng Bình và chỉ chảy qua một tỉnh duy nhất là Quảng Bình. Ngoài sông Gianh, Quảng Bình có các sông: sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Ròn và sông Dinh.

Những làng quê bên sông

Dòng sông có chiều dài khoảng 160km, đi qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.

Sông Gianh phát nguyên từ bốn đầu nguồn: Nguồn Son, nguồn Nan, nguồn Trổ và nguồn Nậy. Sông Gianh lòng sông sâu, lượng nước chảy mạnh, bắt đầu từ rừng núi Trường Sơn hiểm trở, lách núi, xuyên ngàn, tạo ra nhiều ghềnh thác rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.

Người dân mưu sinh trên sông

Dòng nước sông Gianh về đến cửa biển thì hơi hẹp lại và tiếp nhận thêm dòng nước của con sông nhỏ gọi là Rào Chùa, hay còn gọi là Rào Bồ Khê, Thanh Trạch ở bờ phải phía Nam cửa Lạch.

Sông Gianh được cho là hình thành từ đỉnh Cô Pi của rặng Giăng Màn cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn ở biên giới Việt-Lào. Sâu trên miền cao có 2 xã Dân Hóa, Trọng Hóa (Minh Hóa), nơi có những tộc người Khùa Mày, Trì, Thổ, Nguồn, Kinh sinh sống. Ở đó có khe Nước Rụng nơi khởi nguồn của sông Gianh, là địa danh thiêng liêng của người Mày.

Theo những người Mày cao niên nhất ở bản Ka Ai (xã Dân Hóa), sở dĩ gọi là “nước rụng” vì ở đó, từ trên đỉnh núi Cô Pi, vô số giọt nước nhỏ như sương “rụng” xuống mà tạo thành suối. Suối ấy ngọn nguồn đầu tiên của sông Gianh mà dân trong vùng gọi là Rào Nậy, tức nguồn lớn của con sông linh thiêng. Theo truyền thuyết của người Mày, đây là nơi đất trời gặp nhau, chốn bồng lai tiên cảnh, nơi cư ngụ của các vị thần tiên.

Trong lịch sử, sông Gianh được gọi với tên là Đại Linh Giang. Có nghĩa là dòng sông linh thiêng. Nếu Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939). Và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069). Thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này.

Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Dòng sông uốn lượn như dải lụa màu xanh

Rồi đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Gianh cũng nằm trong “tọa độ lửa đạn”, bom mìn chiến tranh. Cảng Gianh còn được biết đến là điểm xuất phát của tuyến vận tải đường Hồ Chí Minh trên biển, nơi những con tàu không số ngày đêm cảm tử xuôi Nam, mang theo sức người, sức của của hậu phương miền Bắc. Đế quốc Mỹ đã điên cuồng đánh phá cửa ngõ chiến lược này bằng những vũ khí hiện đại. Trải qua bao cơn tao loạn, sông Gianh mang trên mình đầy chiến công và chứng tích.

Tượng đài chiến thắng Sông Gianh

Thăng trầm của lịch sử đi qua, sông Gianh “trở về” với hình ảnh gần gũi, thân thương. Mùa hạ, mặt nước sông Gianh lúc nào cũng trong xanh, lấp lánh.

Mùa lũ, con sông đỏ ngầu cuồn cuộn. Sông như đổi hẳn tính nết, nước từ thượng nguồn đổ về chảy xiết… Ấy như là một sự thử thách với những con người sinh ra nơi vùng đất khắc nghiệt này.

Sông Gianh mùa lũ

Trong hàng trăm con sông trên dải đất Việt Nam. Thì duy chỉ có sông Gianh chảy qua một tỉnh – Quảng Bình. Các nhánh sông đều khởi nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ hoặc 99 đỉnh núi đá vôi huyền thoại.

Nhờ chảy qua nhiều vùng đá vôi, sông Gianh tạo ra nhiều hang động kỳ thú. Phụ lưu hữu ngạn của dòng sông Gianh là sống Troóc (sông Son) cũng chảy qua miền núi đá vôi nên hình thành các hang động tuyệt vời như động Phong Nha trở thành điểm du lịch Quảng Bình thu hút đông đảo du khách.

Sông Son 1 phụ lưu của sông Gianh

Quãng sông được đánh giá đẹp nhất là khúc trung lưu chạy dài từ chân ga Lệ Sơn lên đến cầu Chợ Gát, sông quãng này không rộng như ở hạ lưu, không hẹp như phần thượng nguồn, lòng sông vừa phải, nước chảy lững lờ, trong xanh.

Những lúc thủy triều lên sóng vỗ vào vách đá qua tháng năm hình thành những phần lèn đứt chân ăn sâu vào núi đá tạo nên cảnh đẹp kì thú và bí ẩn mà không một con sông nào có được.

Từ bao đời nay dòng sông vẫn bình lặng trôi. Hòa với bóng nước trời mây, núi non trùng điệp. Đôi bờ sông Gianh vẫn bình dị và trầm mặc theo thời gian. Trải dài theo sông là những xóm làng thuần nông, làng văn hóa, làng nghề.

Vẻ đẹp kỳ vĩ, nên thơ của sông Gianh đã trở thành cảm hứng thi ca. Bao tao nhân mặc khách và cả những vị hoàng đế khi đặt chân đến đây.

Cầu Gianh được xây dựng năm 1995 chấm dứt giai đoạn đi lại khó khăn bàng phà Gianh

Sông Gianh nay đã nối đôi bờ bằng chiếc cầu kết cấu vĩnh cửu từ bê tông cốt thép. Tượng đài chiến thắng Sông Gianh, cảng Gianh, cầu Gianh… hôm nay sừng sững và uy nghi dưới trời xanh chính là điểm tựa lịch sử vững vàng, minh chứng cho sự chuyển mình và đi lên của vùng đất nơi đôi bờ con sông huyền thoại này.

Một số hình ảnh đẹp về dòng sông Gianh:

 

Ảnh: Sưu tầm