Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946-1947) nằm ở đồn điền Chi Nê, nay là xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Cũng chính tại nơi đây những tờ ‘giấy bạc Cụ Hồ’ mang sứ mệnh lịch sử đầu tiên đã ra đời.(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)

Sau một trận bom, nhà máy in tiền xưa đã bị san phẳng, khu nhà hiện nay được phục dựng lại diện mạo cũ và trở thành di tích, điểm dừng chân cho du khách muốn tìm hiểu về lịch sử tiền tệ Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hướng dẫn viên Bùi Thanh Hường giới thiệu về quy mô nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nơi đây có hai dãy nhà xưởng in tiền – trước đó là đồn điền của một người Pháp, về sau được ông Đỗ Đình Thiện mua lại. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chính tại nơi đây, với chiếc máy in thô sơ này những tờ ‘giấy bạc Cụ Hồ’ đầu tiên mang sứ mệnh lịch sử lớn lao trong những ngày đầu độc lập đã ra đời. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ban đầu, những đồng tiền đầu tiên chưa được đẹp, chất lượng giấy in chưa tốt, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn hưởng ứng, vì đây là tờ tiền đại diện cho nền độc lập, tự do, chủ quyền quốc gia và đặc biệt trên đồng tiền có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mô hình máy in tiền vẫn giữ được nguyên dạng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những chi tiết máy thô sơ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chiếc máy có xuất sứ Nhật Bản với hệ thống điện chằng chịt bên trong. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những tờ tiền đầu tiên của nước Việt Nam độc lập ra đời có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, trở thành vũ khí để đấu tranh trên mặt trận kinh tế, tài chính, tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ngày 31/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp kỳ thứ hai, quyết định phát hành đồng tiền Việt Nam và tổ chức thu hồi, đổi tiền Đông Dương trên toàn quốc với mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và tiếp đó là loại 200 đồng, 500 đồng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hướng dẫn viên giới thiệu đồng tiền Việt Nam qua các thời kỳ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Sau một trận bom, nhà máy in tiền xưa đã bị san phẳng, khu nhà hiện nay được phục dựng lại diện mạo cũ và trở thành di tích, điểm dừng chân cho du khách muốn tìm hiểu về lịch sử tiền tệ Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ở nhà máy in tiền Chi Nê trước đây, công nhân làm việc chủ yếu từ 16 giờ chiều đến 3 giờ sáng hôm sau. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Tiền xu các mệnh giá do Bộ Tài chính, Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành, được sử dụng phố biến trong giai đoạn 1945-1976. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những đồng tiền xu gắn với một thời kỳ lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Bộ tiền Trường Sơn phát hành năm 1966-1973 dưới hình thức phiếu bách hóa. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hình ảnh cổ phiếu Đông Dương một thời. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Mặt trước của giấy bạc là hình ảnh Bác Hồ, bên cạnh là những bông lúa và người nông dân đang chăm chỉ làm việc làm khung nền mờ phía sau, thể hiện khao khát cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Tiền giấy in năm 1958. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nơi đây cũng lưu giữ bức tranh sơn dầu phác họa mẫu tiền Con trâu xanh do họa sỹ Nguyễn Huyến thể hiện. Mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến. Các họa sỹ, trong đó có họa sỹ Nguyễn Huyến – người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải miệt mài làm việc quên thời gian, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Năm 2007, nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Với những dấu ấn lịch sử và ý nghĩa đặc biệt, vào ngày 14/2/2014, khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946-1947) đã được trao kỷ lục Guiness Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nhà máy ra đời gắn với công lao to lớn của nhà yêu nước Đỗ Đình Thiện. Chính vì thế hiện trong không gian di tích nhà máy hiện nay còn có khu tưởng niệm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Công trình Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê khánh thành, đưa vào khai thác từ tháng 5/2019. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Bên trong gian chính giữa đặt tượng Bác Hồ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Một bên ban phụ thờ ông Đỗ Đình Thiện và vợ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)