Sông Nhật Lệ, dòng sông huyền sử
Sông Nhật Lệ là một con sông xinh đẹp và hiền hòa chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ.
Xem thêm: Các tour 3 ngày 2 đêm tại Quảng Bình
Sông Nhật Lệ cùng sông Gianh, Hoành Sơn, Đèo Ngang là những địa danh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình trong dòng chảy lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt. Sông Nhật Lệ còn có tên là Đại Uyên được đổi thành sông Nhật Lệ khoảng năm 1069-1075.
Xem thêm: Thuê xe du lịch tại Quảng Bình
Sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Sông có chiều dài 85 km với hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trung Quán.
Nhật Lệ là dòng sông tuyệt đẹp của vùng đất miền Trung. Được ngợi ca trong câu thơ cổ của Hồ Thiên Du “nhật chi lệ bất vô chi chúc giả” nghĩa là “sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được”.
Xem thêm: Các khách sạn gần với sông Nhật Lệ
Khi mặt trời nhô lên khỏi cồn cát Bảo Ninh, đứng ở bờ nam sông Nhật Lệ nhìn về hướng đông sẽ thấy con sông lấp lánh sáng rực rỡ suốt dọc chiều dài hàng trăm mét. Người Đồng Hới vẫn có cái thú ra bờ sông ngắm mặt trời mọc. Dẫu có đến ngàn lần thì cứ vẫn háo hức như mới thấy lần đầu.
Quảng Bình, mảnh đất anh hùng dầu dãi nắng mưa của Tổ quốc, mảnh đất chịu biết bao bom đạn của chiến tranh và rất nhiều người con nằm lại dưới đất sâu ở những năm tháng đẹp nhất của đời người.
Thế nhưng, ngay trên sự khắc nghiệt ấy, thiên nhiên lại dành cho quê hương của dòng sông Nhật Lệ sự ưu ái để sản sinh ra những đặc sản đi vào lòng người, phải kể đến là tặng phẩm thiên nhiên như Đẻn biển, Hàu.
Xem thêm: Có tour ghép hàng ngày tại Quảng Bình
Đẻn biển chính là một loài rắn biển, thân nhỏ và thon dài từ 1 đến 2 mét, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt. Đẻn biển là một loài có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh.
Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến dòng Nhật Lệ
Giải nghĩa hàm ý tên gọi Nhật Lệ
Lịch sử đã khéo chọn, dân gian lại khéo đặt tên cho dòng sông nơi vùng đất “gió lào, cát trắng” – Quảng Bình này. Suốt hàng trăm năm qua, các nhà viết sử từ cổ – trung đại cho đến cận – hiện đại đã dành nhiều bút mực để giải nghĩa hai từ Nhật Lệ.
…Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm
Một gái Huyền Trân của mấy mươi!…
Trong lịch sử, khi nói đến “cuộc hôn nhân” giữa công chúa của Đại Việt với Chiêm vương Chế Mân, thì không thể không kể đến địa danh Nhật Lệ. Bởi, dòng sông này tương truyền là nơi chứng kiến cuộc chia tay cuối cùng của Huyền Trân công chúa với vua cha Trần Nhân Tông và hoàng tộc trước khi lên đường vào làm dâu xứ người…
Năm 1306, công chúa Huyền Trân trên hành trình đường biển vào quê chồng, đến vùng cửa biển Nhật Lệ, nàng đã xin lên bộ để được tận mắt thấy dải đất 2 châu Ô, Lý mà cuộc “nước non ngàn dặm ra đi” của mình mang về cho tổ quốc. Cũng từ đó, những cuộc xuất chinh mở cõi tiến về Nam của các vương triều Đại Việt đều in dấu nơi cửa sông Nhật Lệ huyền thoại này.
Lịch sử đã khéo chọn, dân gian lại khéo đặt tên cho dòng sông nơi vùng đất “gió lào, cát trắng” – Quảng Bình này. Suốt hàng trăm năm qua, các nhà viết sử từ cổ – trung đại cho đến cận – hiện đại đã dành nhiều bút mực để giải nghĩa hai từ Nhật Lệ.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” của Lê Văn Hưu, cái tên Nhật Lệ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 11.
Cũng theo giải thích của bộ sử cổ này, Lệ được hiểu là đẹp. Nhật Lệ là sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời. Còn một cách giải thích khác gắn với những truyền thuyết mà dân gian đã thêu dệt nên, thì: Nhật Lệ nghĩa là nước mắt của những cuộc chia tay…
Mặc cho có nhiều hàm ẩn về tên gọi, nhưng dòng sông Nhật Lệ thì vẫn luôn là chứng tích của lịch sử mở cõi, là chứng nhân đi cùng những thăng trầm của lịch sử phát triển dân tộc Việt.
Từ hàng trăm năm qua, dòng Nhật Lệ luôn là điểm kết nối của lịch sử. Ở nơi cuối sông đầu biển này, những cuộc Nam chinh của các triều đại phong kiến Việt Nam liên tiếp diễn ra và ngày một quy mô hơn. Cuộc Nam tiến mạnh mẽ đầu tiên là vào năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông đem 20 vạn quân chiếm Chiêm Thành, lấy lại bốn châu bị mất trong thời gian giặc Minh cai trị.
Qua cuộc viễn chinh này, Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ tới Bình Định ngày nay. Cũng vào thời điểm này, đợt di dân thứ 2 của những thế hệ tiền nhân từ phía Bắc vào ngày càng đông hơn. Dải đất đôi bờ Nhật Lệ từ chỗ “Đất cằn cát lạnh tà soi bến” dần trở nên đông đúc, trở thành điểm hội tụ văn hóa của vùng đất Quảng Bình.
Kế tiếp giai đoạn của triều Lê là sự nghiệp mở cõi của các chúa Nguyễn bắt đầu với lời tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Sau dải Núi Ngang là nơi dung thân muôn đời”. Nguyễn Hoàng đã nghe theo lời tiên tri ấy, vượt Đèo Ngang vào trấn giữ xứ Thuận Hóa rồi kiêm lãnh Quảng Nam trị vị Đàng Trong từ 1558 – 1613. Ông cùng con cháu nhanh chóng củng cố vùng đất mới, đánh lùi các cuộc tiến công từ phía Bắc của chúa Trịnh. Từ đó mở rộng dần lãnh thổ về phương Nam tới tận mũi Cà Mau.
Lịch sử đã ghi nhận, nhờ các chúa Nguyễn mà lãnh thổ Đại Việt được nhân đôi trong thời gian khoảng một thế kỉ, từ 1611 – 1714.
Cửa Đông – một trong những cửa ngõ thuộc hệ thống Lũy Thầy cổ kính nằm soi bóng bên dòng Nhật Lệ. Trên những bức tường thành dường như vẫn in dấu những khúc bi tráng của lịch sử phát triển dân tộc. Năm 1627, chúa Nguyễn Phúc Nguyên tri ngộ và trọng dụng Đào Duy Từ, gọi người hiền tài này là Thầy. Và họ Đào tỏ ra là bậc quân sư kiệt xuất, toàn tài văn võ, vừa làm thơ và viết binh thư, vừa đôn đốc xây thành đắp lũy giúp chúa Nguyễn biến Đàng Trong thành miền đất không thể xâm phạm. Trong gần nửa thế kỉ giao tranh dữ dội với chúa Trịnh (1627-1672), chúa Nguyễn đã giữ vững cơ đồ và liên tục tiến về Nam, phần lớn nhờ vào một công trình phòng ngự vô địch và một bộ binh thư bất hủ.
Người dân Đàng Trong gọi hệ thống thành lũy phía Nam sông Gianh là Lũy Thầy để tỏ lòng tôn kính Đào Duy Từ như bậc thầy của chúa, của vua. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh thì chiến trường chính là miền Bố Chính, từ đèo Ngang đến sông Nhật Lệ. Trong cuộc chiến Trịnh – Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang đến bờ bắc sông Gianh. Bờ nam sông Gianh đến sông Nhật Lệ là tuyến phòng thủ với những thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp.
Hệ thống này bao gồm bốn tòa lũy: đích thân Đào Duy Từ xây hai lũy Nhật Lệ và Trường Dục vào năm 1630 và 1631, còn hai lũy Trường Sa và An Náu do học trò của Thầy là danh tướng Nguyễn Hữu Dật thực hiện vào 1634, 1661. Lũy Nhật Lệ (còn gọi là lũy Đồng Hới) dài 12 km, cao 6 m, phía ngoài kè gỗ lim, mặt trong đắp đất, voi ngựa có thể đi bên trên, lại có thêm nhiều pháo đài đặt “súng quả sơn” – một loại pháo cổ bắn cầu vồng. Cách lũy Nhật Lệ 20 km về phía Nam là lũy Trường Dục, dài tới 20 km, cao 3 m, chân lũy rộng từ 6 đến 8m.
Hệ thống Lũy Thầy và những di tích cổ kính bên dòng Nhật Lệ, ngày nay trở thành nơi tôn kính của lòng người dân thành phố Đồng Hới. Với những người đã đi qua tháng năm chiến tranh gian khổ như ông Lại Văn Ly, thì Lũy Thầy, hay cửa biển Nhật Lệ là nơi gợi lại cho ông nhiều ký ức về những tháng ngày ác liệt mà vinh quang. Là một người con sinh ra, lớn lên bên dòng Nhật Lệ, từng chiến đấu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từng đảm nhiệm nhiều chức vị lãnh đạo quan trọng của tỉnh Quảng Bình, ông Lại Văn Ly có thể nói là một pho sử sống nơi vùng đất bên dòng Nhật Lệ này. Với ông, mảnh đất Đồng Hới và dòng Nhật Lệ là một phần thân yêu trong cuộc sống của ông. Những ngày rong ruổi khắp thành phố Đồng Hới để thực hiện bài viết này, tôi đã có dịp cùng ông thắp lại những ký ức về tháng năm chống Mỹ hào hùng mà thế hệ của ông đã chiến đấu cho hòa bình đất nước.
Lật giở từng trang huyền sử in bóng bên dòng Nhật Lệ ở thời đại cách mạng Hồ Chí Minh, không thể không nhắc đến hình ảnh bà mẹ Việt Nam anh hùng đã đi vào nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng:
…Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung.
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ…
Hình ảnh mà nhà thơ Xuân Diệu cho là đẹp nhất ca ngợi người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong thơ ca xưa và nay chính là Mẹ Suốt. Chiến công của mẹ gắn với dòng sông Nhật Lệ đã trở thành huyền thoại của những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước nơi vùng đất Quảng Bình khói lửa.
Trên cái dải cát Bảo Ninh mà xưa kia là Lũy Trường Sa, ngoài Mẹ Suốt ta còn bắt gặp hình ảnh của nhiều bà mẹ, nhiều em bé anh hùng khác. Đó là hình ảnh mẹ Anh hùng Nguyễn Thị Khíu dũng cảm xung phong làm trưởng đội thuyền nữ đánh cá và chở bộ đội sang sông. Một hình ảnh em bé Bảo Ninh: “Dưới trời lửa khói/Em như cánh tên/Lao trên cồn cát/Rẽ gió xông lên/Cởi khăn quàng đỏ/Bọc đạn chuyền đi… Cho chú dân quân/Bắn nhào phản lực”. Đó là hình ảnh của những con người biểu trưng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà ta có thể bắt gặp ở trên các dải cát ven biển Việt Nam
Dọc trên sông Nhật Lệ có bến phà Quán Hàu, một địa danh quen thuộc đối với khách bộ hành xuôi ngược Bắc – Nam. Trong chiến tranh chống Mỹ, bến phà Quán Hàu là trọng điểm bắn phá ác liệt của kẻ thù, bởi đây là huyết mạch giao thông đặc biệt quan trọng trên tuyến quốc lộ 1A giữa hậu phương lớn Miền Bắc với chiến trường Miền Nam và nước bạn Lào, Campuchia. Với khẩu hiệu “Phà chờ xe, quyết không để xe chờ phà”, những chiến sỹ công binh đã anh dũng dùng canô rà phá từng loạt bom từ trường, thủy lôi của giặc Mỹ thả xuống để bảo vệ cho những chuyến phà chở lương thực, đạn dược qua sông Nhật Lệ thông suốt.
Dù chiến tranh có tàn khốc, lịch sử có những lúc thăng trầm, nhưng nhìn về chiều sâu văn hóa thì Nhật Lệ vẫn là dòng sông đẹp như đúng tên gọi của nó. Từ sâu thẳm của lịch sử phát triển dân tộc Việt hiện hữu qua những hiện vật minh chứng cho hệ văn hóa Bàu Tró phát triển rực rỡ từ 5000 ngàn năm trước, cho đến hình ảnh một thành phố Đồng Hới thơ mộng hôm nay, tất cả đang cùng nhau tỏa bóng lung linh bên dòng Nhật Lệ.
Và những gì còn lại của lịch sử mở cõi lớn lao, của công cuộc trường kỳ bảo vệ hòa bình cho đất nước vẫn luôn là dấu ấn in đậm ở đôi bờ Nhật Lệ. Con sông – chứng nhân của một thời chia xa tình cảm máu mủ lại là nơi đoàn tụ của một gốc giang sơn Miền Trung ruột thịt thời Huyền Trân công chúa. Con sông cũng như mẹ hiền nhận vào lòng dòng nước mắt con dân chảy xuống trong những tháng năm đất nước chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài. Tất cả vẫn là những phần trang trọng của lịch sử. Nó đang hòa chung với ý chí kiên cường của con người Quảng Bình, đang chảy cùng dòng Nhật Lệ tiến về biển khơi bao la.
Nếu có dịp về quê hương Quảng Bình, đến thăm quan những địa danh nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng thì du khách cũng đừng quên dừng chân bên bờ Nhật Lệ để thưởng thức món ram đẻn nóng hổi hay rượu đẻn thật đặc biệt nhé!
Bình luận bài viết